Điểm trung bình (GPA – Grade Point Average) là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá học lực của học sinh tại Mỹ. Khác với hệ thống giáo dục Việt Nam, nơi GPA được tính theo thang điểm 10. Cách tính điểm GPA ở Mỹ thường được tính theo thang điểm 4.
Hãy cùng E2E tìm hiểu về cách tính điểm GPA ở Mỹ, sự khác biệt giữa hai hệ thống giáo dục, và những lưu ý quan trọng khi quy đổi điểm từ Việt Nam sang Mỹ.
Điểm GPA Là Gì ?
GPA (Grade Point Average) là điểm trung bình tích lũy các môn học mà học sinh đạt được trong suốt một khóa học hoặc một bậc học cụ thể. Tương tự như điểm trung bình các môn trong một học kỳ hoặc một năm học tại Việt Nam, GPA phản ánh năng lực học tập của học sinh một cách tổng quan.

Tại Mỹ, hầu hết các trường đại học yêu cầu ứng viên phải có GPA tối thiểu là 3.3 để đủ điều kiện nộp hồ sơ. Đặc biệt, nếu bạn muốn săn học bổng, GPA càng cao thì cơ hội nhận được học bổng giá trị càng lớn. Vì vậy, việc duy trì một mức GPA ấn tượng là yếu tố quan trọng giúp bạn nổi bật trong mắt ban tuyển sinh.
Cách tính điểm GPA ở Mỹ được tính theo thang điểm 4, với các mức điểm cụ thể như sau:
- A = 4.0 (Xuất sắc)
- B = 3.0 (Khá)
- C = 2.0 (Trung bình)
- D = 1.0 (Yếu)
- F = 0 (Không đạt)
Một số trường học còn sử dụng hệ thống điểm cộng (+) và trừ (-), với giá trị tương ứng là +0.3 và -0.3. Ví dụ:
- B+ = 3.3
- B = 3.0
- B- = 2.7
Một số thuật ngữ liên quan đến GPA
1. Weighted GPA (GPA có trọng số)
Weighted GPA là điểm GPA được tính dựa trên độ khó của khóa học, thường sử dụng thang điểm từ 0 đến 5.0. Điểm này phản ánh nỗ lực của học sinh trong các lớp học có mức độ thử thách khác nhau. Ví dụ:
- Học sinh đạt điểm A trong lớp Advanced Placement (AP) có thể tương đương với GPA 5.0.
- Học sinh đạt điểm A trong lớp Honor (lớp nâng cao) có thể tương đương với GPA 4.5.
- Học sinh đạt điểm A trong lớp IP (lớp bình thường) có thể tương đương với GPA 4.0.
2. Unweighted GPA (GPA không có trọng số)
Trong khi Weighted GPA đánh giá cả điểm số và độ khó của môn học, thì Unweighted GPA chỉ đơn thuần đánh giá điểm số mà không quan tâm đến cấp độ của khóa học. Với môn bạn đạt điểm A thì điểm gpa quy đổi sẽ luôn là 4.0.
2. GPA out of (GPA theo thang điểm)
“GPA out of” là thuật ngữ dùng để chỉ thang điểm GPA cụ thể. Con số đi kèm sau cụm từ này thể hiện thang điểm được sử dụng.
Ví dụ, “GPA out of 4” có nghĩa là GPA được tính theo thang điểm 4.
3. Cumulative GPA (Điểm trung bình tích lũy)
Cumulative GPA, hay còn gọi là Cumulative Grade Point Average (CGPA). Đây là điểm trung bình tích lũy qua nhiều học kỳ hoặc toàn bộ khóa học. Nói cách khác, CGPA là trung bình cộng của các GPA riêng lẻ.
Nhiều trường học quốc tế yêu cầu cả hai loại điểm này (GPA và CGPA) để đánh giá toàn diện năng lực học tập của học sinh.
Sự khác biệt cách tính điểm GPA ở Mỹ và Việt Nam
Tại Việt Nam, GPA được tính theo thang điểm 10. Trong khi cách tính điểm GPA ở Mỹ, thang điểm phổ biến là 4. Nhiều người cho rằng chỉ cần chia điểm GPA Việt Nam cho 2.5 để quy đổi sang thang điểm 4 của Mỹ. Ví dụ, nếu GPA của bạn là 9.1/10, chia cho 2.5 sẽ được 3.64/4.0. Tuy nhiên, cách quy đổi này không hoàn toàn chính xác vì sự khác biệt về hệ thống giáo dục.

GPA 9.1 tại Việt Nam được xem là mức điểm cao, trong khi GPA 3.64 tại Mỹ chỉ được coi là mức điểm tạm ổn. Điều này xuất phát từ sự khác biệt trong chương trình học và độ khó của giáo án giữa hai quốc gia.
Cách Quy Đổi GPA Từ Việt Nam Sang Mỹ
Khi xét tuyển sinh viên quốc tế, các trường đại học Mỹ. Đặc biệt là các trường top, thường xuyên tiếp nhận bảng điểm từ nhiều hệ thống giáo dục khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá GPA, ban tuyển sinh không chỉ nhìn vào con số. Mà còn cân nhắc độ khó của chương trình học mà thí sinh đã theo đuổi.
Các trường đại học Mỹ thường tham khảo hướng dẫn từ hai tổ chức uy tín:
- NAFSA Association of International Educators: Tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ ban tuyển sinh quốc tế và các cố vấn du học độc lập.
- EducationUSA: Cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, có nhiệm vụ phổ biến hệ thống giáo dục Mỹ trên toàn cầu, tương tự như British Council (Anh) hoặc Goethe-Institut (Đức).
Cả hai tổ chức đều công bố tài liệu hướng dẫn quy đổi GPA từ các hệ thống giáo dục quốc tế. Tuy nhiên, tiêu chuẩn quy đổi của mỗi tổ chức có sự khác biệt:
- NAFSA: Tiêu chuẩn quy đổi dễ hơn, với thang điểm 8.5 (Việt Nam) tương đương khoảng 4.0 (Mỹ).
- EducationUSA: Tiêu chuẩn khắt khe hơn, yêu cầu điểm từ 9.0 trở lên mới tương đương mức 4.0 GPA. Đặc biệt, EducationUSA còn cung cấp biểu đồ phần trăm phân bố điểm. Điều này giúp thí sinh dễ hình dung vị trí của mình trong hệ thống thang điểm Mỹ.
Điều kiện điểm GPA khi đi du học Mỹ
Điều kiện điểm GPA để du học Mỹ có thể thay đổi tùy thuộc vào chương trình học, tiểu bang, hoặc quy định của từng trường.
Tuy nhiên, nhìn chung, để được chấp nhận vào các trường tại Mỹ, bạn cần đáp ứng mức GPA tối thiểu là 7.0 (theo thang điểm 10).
- Mức GPA yêu cầu phổ biến: Thông thường, các trường đại học tại Mỹ yêu cầu GPA từ 2.5 – 3.0 trở lên (theo thang điểm 4.0).
- Đối với các trường danh tiếng: Những trường đại học top đầu thường đặt ra tiêu chuẩn cao hơn, yêu cầu GPA từ 3.5 trở lên. Đặc biệt, nếu bạn muốn ứng tuyển vào các chương trình học bổng. Mức GPA này thậm chí còn quan trọng hơn và cần được duy trì ở mức xuất sắc.
Việc đáp ứng yêu cầu GPA là yếu tố quan trọng giúp mở rộng cơ hội du học tại các trường đại học hàng đầu.
Lưu ý dành cho các bạn học sinh, sinh viên du học Mỹ
Nếu GPA của bạn từ 9.0 trở lên, bạn hoàn toàn có thể tự tin nộp đơn xin học bổng toàn phần hoặc toàn học phí tại các trường đại học Mỹ. Đặc biệt là những trường yêu cầu điểm sàn GPA từ 3.75/4.0 trở lên.

Ngoài GPA, các trường đại học Mỹ còn xem xét các yếu tố khác như hoạt động ngoại khóa, bài luận cá nhân, và điểm chuẩn hóa (SAT/ACT). Hãy chủ động chuẩn bị hồ sơ một cách toàn diện để tăng cơ hội trúng tuyển khi du học Mỹ.
Nếu bạn có bất cứ điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với E2E ngay hôm nay. Đội ngũ tư vấn E2E sẽ hỗ trợ giúp biến ước mơ du học của bạn thành hiện thật.